MỘT SỐ BỆNH MẸ BẦU THƯỜNG GẶP TRONG THAI KỲ

Trong thời gian mang bầu sức đề kháng của mẹ bị suy giảm rất nhiều. Do đó, mẹ có thể sẽ gặp rất nhiều “phiền toái” do những bệnh lý dưới đây mang lại. Mẹ hãy nghỉ ngơi thật tốt và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cả hai mẹ con nhé!

Thiếu máu

Với phụ nữ mang thai, thiếu máu chủ yếu là vì thiếu sắt. Khi cơ thể bị thiếu máu sẽ có những biểu hiện chóng mặt, xâm xoàng, tụt huyết áp và không cung cấp đủ để duy trì sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu thiếu máu nên bổ sung sắt từ các thực phẩm như cá, rau xanh, trứng, thịt bò, … và uống bổ sắt cho cơ thể theo chỉ định của bác sĩ.

Mất ngủ

Mất ngủ là bệnh hay gặp nhất của mẹ bầu ở trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng cảm giác khó chịu cho mẹ. Để có được giấc ngủ ngon giấc, các mẹ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, không nên dùng đồ uống hoặc thức ăn có nhiều Vitamin C nếu có mất ngủ.

Cảm cúm

Do sức đề kháng của chị em khi mang thai thường giảm nên dễ bị nhiễm siêu vi gây bệnh cảm cúm. Phụ nữ mang thai nếu bị cảm cúm nên ăn nhiều tỏi, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để nâng cao hệ miễn dịch. Đặc biệt không được uống thuốc cảm cúm bừa bãi mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ là do uống thuốc cảm cúm khi mang thai.

Táo bón

Trong thời kì mang thai, chị em ít vận động, hơn nữa nồng độ hormone progesteron trong máu tăng lên làm giảm nhu động ruột; thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển. Những chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể. Đây chính là nguyên nhân hơn 50% thai phụ thường gặp rắc rối với vấn đề đại tiện, chủ yếu là táo bón.

Tiểu đường thai kỳ

Khoảng 5% phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị bệnh tiểu đường. Các bà mẹ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì phải được bác sĩ giám sát chặt chẽ để quy định một quá trình điều trị và chế độ ăn uống cụ thể, kiểm soát lượng đường trong máu.

Phù chân tay

Đây là triệu chứng gây khó chịu nhưng lại gặp thường xuyên ở những chị em đang mang thai. Bạn có thể bị phù nề ở tay, chân, mặt… Chứng phù xuất hiện là do lúc mang thai lượng nước tích trong cơ thể nhiều hơn, nếu uống ít nước, cơ thể sẽ càng trữ nước nhiều hơn, gây phù nặng hơn.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng đến 3-8% phụ nữ mang thai. Thông thường tình trạng này xuất hiện ở những bà bầu đã qua tuần thứ 20 của thai kỳ. Khi đó, những chẩn đoán được thực hiện thường có đủ hai điều kiện đồng thời như: có một áp suất máu cao và các xét nghiệm cho thấy sự hiện diện của protein trong nước tiểu.

Hầu hết phụ nữ mang bầu có thể có nguy cơ bị một dạng nhẹ của tiền sản giật vào gần ngày sinh nở của mình. Và tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và gây ra vấn đề nghiêm trọng đủ để gây nguy hiểm cho cuộc sống của cả 2 mẹ con bạn. Nếu là những trường hợp cần chữa trị, các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh sớm.

 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline