CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI MẬT

Việc chẩn đoán sỏi mật sẽ được bác sĩ tiến hành bằng cách khám sức khỏe người bệnh và có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm nếu nghi ngờ có sỏi mật.

Chẩn đoán bệnh sỏi mật như thế nào?

Chẩn đoán lâm sàng:

Triệu chứng lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào vị trí, kích thước và tính chất của sỏi mật. Thông thường khi bị sỏi đường mật, người bệnh có các biểu hiện điển hình sau:

– Những cơn đau quặn mật: Người bệnh xuất hiện cảm giác đầy tức, đau quặn từng cơn vùng mạn sườn phải hoặc vùng thượng vị. Đặc biệt cơn đau với mức độ tăng dần và dữ dội hơn sau khi ăn no. Thời gian đau có thể kéo dài hàng giờ kèm theo các triệu chứng ợ hơi, ợ chua.

– Cơn đau quặn gan: Người bệnh thấy đau ở mạn sườn hoặc vùng bụng trên. Những cơn đau thường xảy ra sau khi ăn, ăn nhiều chất béo hoặc bị chấn thương vùng bụng. Đau dữ dội làm người bệnh ra nhiều mồ hôi, buồn nôn và nôn. Thời gian đau ngắn, ít khi vượt qua vài giờ.

– Vàng da, vàng mắt. Nguyên nhân là do các viên sỏi xuất hiện làm tắc nghẽn đường dẫn mật khiến chức năng thải độc của gan bị cản trở.

– Nước tiểu vàng, đậm màu nhưng phân nhạt màu hơn.

– Một số biểu hiện khác: Tim đập nhanh, huyết áp giảm đột ngột. Người  bệnh bị sốt cao hoặc cảm thấy ớn lạnh.

Chẩn đoán cận lâm sàng:

– Siêu âm, chụp cắt lớp: Là hình thức chẩn đoán hiện tượng đau sỏi mật qua hình ảnh. Siêu âm và chụp cắt lớp hiện đang được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện, phòng khám.

– Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm máu bác sĩ có thể xác định chính xác chức năng gan cũng như lượng cholesterol trong máu. Sau khi có kết quả xét nghiệm máu và các phân tích liên quan, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh nhân có bị sỏi mật hay không.

Phương pháp điều trị bệnh sỏi mật

Điều trị sỏi túi mật không có triệu chứng

Có thể không cần điều trị. Vì trong thực tế sỏi thường được phát hiện ngẫu nhiên và người mang sỏi đã chung sống với sỏi nhiều năm không triệu chứng. Tuy nhiên, từ các nghiên cứu theo dõi diễn biến tự nhiên của sỏi túi mật cho thấy, một số trường hợp  cần thiết phải cắt túi mật phòng ngừa:

+ Bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư túi mật như túi mật sứ, sỏi kết hợp với polyp túi mật có kích thước lớn hơn 10 mm, đường kính sỏi lớn hơn 25 mm…

+ Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có sỏi túi mật nên can thiệp phẫu thuật điều trị chủ động trước khi mang thai, để đề phòng túi mật viêm đúng vào thời kỳ mang thai sẽ làm cho việc điều trị trở nên rất phức tạp, đặc biệt nếu phải can thiệp phẫu thuật cắt túi mật ở giai đoạn này.

Điều trị sỏi mật có triệu chứng

– Phẫu thuật

Mổ mở hoặc mổ nội soi. Với các phương pháp này, mổ cắt túi mật loại bỏ được nguồn gốc sinh ra sỏi. Thường sỏi túi mật là sỏi chuyển hóa cholesterol.

– Dẫn lưu túi mật tạm thời qua da dưới hướng dẫn của siêu âm

Phương pháp này áp dụng với những người già yếu, có nhiều bệnh lí nền khó khăn với gây mê và hồi sức sau mổ. Nếu tiến hành phẫu thuật ngay khả năng hồi phục khó, nguy cơ tử vong cao. Dẫn lưu túi mật chỉ mang ý nghĩa tạm thời, sau đó hồi sức tốt cho bệnh nhân để phẫu thuật thì 2.

– Tán sỏi túi mật qua da

Phương pháp này tán sỏi túi mật và lấy sỏi qua da, hoặc đẩy xuống tá tràng. Với phương pháp này không điều trị được triệt căn vì nguyên nhân gây sỏi ở túi mật, bệnh có thể tái phát sỏi ở túi mật. Cần khám định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra mức độ tiến triển của sỏi túi mật. Ngoài ra, kết hợp vận động thể dục thể thao, chế độ ăn giảm chất béo để giảm cân hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline