Tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài có thể khiến cho cơ thể bị suy nhược, mất máu và thậm chí là làm nguy hại đến tính mạng nếu không được khắc phục kịp thời. Khi bị xuất huyết tiêu hoá thì điều trị như thế nào? Cùng theo dõi qua những thông tin được PKĐK Thuận Kiều cung cấp trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hoá:
– Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết tiêu hóa phổ biến nhất.
– Ở thực quản: Xơ gan có thể dẫn tới giãn tĩnh mạch thực quản, khi giãn quá mức, tĩnh mạch vỡ ra gây xuất huyết ồ ạt rất nguy hiểm; bệnh lý viêm thực quản do trào ngược dịch dạ dày lên thực quản, trong hội chứng Mallory-Weiss do bệnh nhân nôn, nôn khan, hoặc ho kéo dài dẫn tới viêm thực quản và vì vậy có thể gây xuất huyết.
– Ở ruột: Loét hành tá tràng là nguyên nhân rất thường gặp gây xuất huyết. Chảy máu còn có thể do trĩ, bệnh polyp đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, các bệnh lý khác như viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn.
– Chảy máu do các bệnh về máu: Sốt xuất huyết, xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu, suy tủy, suy gan nặng…
– Ngoài ra có thể gặp các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa: dị dạng mạch máu, bệnh máu, chảy máu đường mật…
Biện pháp điều trị xuất huyết tiêu hoá
– Khi bệnh nhân bị xuất huyết, tùy theo mức độ và nguyên nhân mà có phương án điều trị thích hợp, nhưng trước hết phải theo những mục tiêu chung: chống sốc, cầm máu, khôi phục lưu lượng tuần hoàn, điều trị triệu chứng, điều trị theo nguyên nhân.
– Việc điều trị xuất huyết tiêu hóa phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ, nguyên nhân, vị trí chảy máu… Ngoài việc điều trị triệu chứng, cần ổn định các chức năng sống khi bị mất máu nặng, kết hợp dùng các thuốc co mạch, giảm tiết, kháng sinh… Bệnh nhân có thể được chỉ định nội soi can thiệp, qua đó rất nhiều trường hợp xuất huyết đã được xử lý tốt như: xử trí xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng, xử lý giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su…
– Việc điều trị nội khoa đặc hiệu, làm thủ thuật hoặc phẫu thuật cho bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa có thể được chỉ định khi có sự cân nhắc của thầy thuốc chuyên khoa.
– Bên cạnh đó, ngoài việc tuân thủ theo chỉ định điều trị xuất huyết tiêu hóa của bác sĩ, người bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà như:
+ Nghỉ ngơi nhiều ở không gian yên tĩnh, nên nằm tư thế ngửa người, lưng thẳng trên giường và không kê gối đầu.
+ Chỉ nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo, súp,… và có thể uống sữa. Nên ăn với lượng thức ăn ít, tránh để bụng quá đói hay quá no.
+ Luôn giữ tinh thần thư giãn thoải mái bằng cách nghe nhạc, trò chuyện với người thân,…để làm giảm stress.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG HÔ HẤP SAU MÙA MƯA BÃO
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG HÔ HẤP SAU MÙA MƯA BÃO
BỆNH NẤM DA SAU MÙA MƯA LŨ
TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM DA TIẾP XÚC SAU MÙA MƯA LŨ
NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG NHIỄM TRÙNG DA DO VI KHUẨN SAU MÙA MƯA BÃO
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH VỀ DA SAU MÙA MƯA LŨ