CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÁU KHÓ ĐÔNG NHƯ THẾ NÀO?

Khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu bất thường, mọi người nên tới cơ sở y tế uy tín để kiểm tra ngay trong trường hợp nếu bản thân bạn xuất hiện các triệu chứng như chảy máu cam, trên người thường xuyên có vết bầm, … Hoặc trong trường hợp cần phẫu thuật, đụng đến dao kéo, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán trước xem cơ thể người bệnh có đáp ứng được yêu cầu hay không.

Biện pháp chẩn đoán bệnh máu khó đông

Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để chẩn đoán máu khó đông ở trẻ em và người lớn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt, các triệu chứng bệnh máu khó đông bắt đầu có triệu chứng ở các độ tuổi khác nhau.

Các trường hợp nặng của bệnh máu khó đông thường được chẩn đoán trong năm đầu đời. Trường hợp nhẹ. Các dấu hiệu có thể không rõ ràng cho đến khi trưởng thành hoặc một số trường hợp biết họ mắc bệnh máu khó đông sau khi chảy máu quá nhiều trong quá trình phẫu thuật.

Biện pháp điều trị bệnh máu khó đông

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh máu khó đông triệt để. Cách để kiểm soát tình trạng bệnh và giảm triệu chứng chủ yếu là bổ sung yếu tố đông máu bị thiếu hụt cho đến suốt đời. Nếu được chữa trị kịp thời và chăm sóc cẩn thận thì người bệnh sẽ có thể sống khỏe mạnh.

Cách cầm máu cho người bệnh:

Nếu chảy máu ở mức nhẹ thì có thể lấy bông băng, urgo để băng lại, có thể chườm đá và nâng cao vị trí vết thương. Nếu sau khoảng 5 – 10 phút không cầm được máu thì bạn nên đến bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng mất máu quá nhiều.

Tăng yếu tố đông máu trong điều trị

– Hemophilia A: Điều trị bằng hormone desmopressin tiêm vào tĩnh mạch để kích thích các yếu tố chịu trách nhiệm cho quá trình đông máu.

– Hemophilia B: Điều trị bằng cách truyền các yếu tố đông máu vào máu bệnh nhân. Yếu tố đông máu này có thể được hiến tặng từ một người khác hoặc nhân tạo.

– Hemophilia C: Điều trị bằng cách truyền huyết tương. Việc truyền dịch có thể ngăn chặn quá trình chảy máu mức nặng.

Vật lý trị liệu

Bạn cũng có thể được áp dụng vật lý trị liệu để phục hồi chức năng nếu khớp bị tổn thương do chứng chảy máu.

Để tránh di truyền bệnh máu khó đông cho thế hệ sau, bạn nên thực hiện các xét nghiệm gen cần thiết. Nếu đang phân vân không biết địa chỉ xét nghiệm nào uy tín, bạn có thể tham khảo và lựa chọn Phòng khám đa khoa Thuận Kiều.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline