KIỂM TRA CHỨC NĂNG THẬN BẰNG CÁCH NÀO?

Chắc hẳn các bạn đều hiểu được mức độ nghiêm trọng của những căn bệnh kể trên, chúng đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng nếu bạn không kịp thời chữa trị. Vậy làm thế nào để chúng ta phát hiện và điều trị bệnh kịp thời? Cách tốt nhất bạn nên làm đó là đi kiểm chức năng thận định kỳ.

Các xét nghiệm máu

Creatinine huyết thanh

Creatinine là một sản phẩm thải ra từ quá trình phân hủy các mô cơ. Nồng độ Creatinine trong máu có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và trọng lượng cơ thể. Theo đó, nếu chỉ số này lớn hơn 1.2 đối với phụ nữ và 1.4 đối với nam giới, nguy cơ cao là dấu hiệu sớm cho thấy thận không hoạt động bình thường. Bệnh càng tiến triển nặng, nồng độ Creatinine trong máu càng cao.

Xét nghiệm ure máu

Đây là xét nghiệm cần thiết để đánh giá chức năng thận; đồng thời phát hiện các bệnh lý có liên quan khác. Chỉ số ure máu tăng bất thường có thể là dấu hiệu cho thấy thận có sỏi, sỏi niệu quản, viêm ống thận, … Nếu chỉ số này giảm, bác sĩ sẽ xem xét đến lượng protein mà người bệnh nạp vào cơ thể đã đủ chưa, xét nghiệm thêm chức năng gan…

Chỉ số ure máu trong khoảng 2,5 – 7,5mmol/ l được coi là bình thường.

Acid uric máu

Đây là xét nghiệm được sử đụng để chẩn đoán các bệnh lý như bệnh gout, bệnh thận, … Nồng độ acid uric trong máu ở mức bình thường là: 180 – 420 mmol/l (nam), 150 – 360 mmol/l (nữ).

Nồng độ acid uric trong máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, bệnh gout, bệnh vẩy nến, …

Albumin huyết thanh

Chỉ số albumin huyết thanh là 35 – 50g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh ở những người mắc bệnh lý cầu thận cấp như viêm cầu thận cấp.

Cystatin C

Cystatin C là một protein trọng lượng phân tử nhỏ được tạo ra bởi tế bào có nhân, được lọc ở thân. Nồng độ chất này không bị ảnh hưởng bởi giới tính, chủng tộc, tuổi và khối lượng cơ. Xét nghiệm này có giá trị tương đương xét nghiệm creatinin huyết tương và độ thanh thải của creatinin. Tăng Cystatin C thường xuất hiện sớm trước khi giảm mức lọc cầu thận hoặc tăng creatinin.

Xét nghiệm nước tiểu đánh giá chức năng thận

Tổng phân tích nước tiểu

Nước tiểu bình thường có tỉ trọng là 1,01 – 1,020. Nhưng ở người chức năng thận suy giảm, nước tiểu bị giảm độ cô đặc, vì thế tỉ trọng cũng thấp hơn. Xét nghiệm này thường được chỉ định để chẩn đoán cho người nghi ngờ mắc bệnh thận.

Ngoài ra, Protein trong nước tiểu giúp bác sỹ nhận định và chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm đạm niệu 24 giờ.

Xét nghiệm định lượng đạm niệu 24h

Ở người khỏe mạnh, protein trong nước tiểu là 0 – 0.2g/l/24h. Ở người bị thương tổn cầu thận, suy thận, viêm cầu thận cấp, bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ, … thì đạm niệu thường tăng 0.3g/l/24h.

Các kiểm tra hình ảnh

Siêu âm

Siêu âm là kỹ thuật chụp ảnh thận, giúp quan sát chi tiết để phát hiện các bất thường ở thận như: tình trạng ứ nước ở thận do tắc nghẽn niệu quản, suy thận cấp, suy thận mãn tính, … Nếu siêu âm thấy thận nhỏ, mất phân biệt vỏ tủy, có nhiều nang, thay đổi cấu trúc thì người xét nghiệm có nguy cơ bị mắc bệnh thận mạn tính.

Chụp CT có cản quang

Kỹ thuật chụp ảnh này sử dụng chất cản quang để tạo ra hình ảnh thận. Nó cũng có thể được sử dụng để tìm ra những bất thường về cấu trúc và sự hiện diện của các vật gây nghẽn dòng nước tiểu, chẳng hạn như sỏi hoặc khối u.

Sinh thiết thận

Để thực hiện sinh thiết thận, bác sĩ sẽ sử dụng 1 cây kim mỏng với mũi cắt sắc để cắt một miếng mô thận nhỏ, sau đó đưa vào kính hiển vi để tiến hành kiểm tra nhằm xác định các dấu hiệu của tổn thương hoặc bệnh lý.

Thận là một bộ phận rất quan trọng của cơ thể. Bạn nên đến gặp bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm phù hợp nhằm kiểm tra chức năng thận và phát hiện các dấu hiệu bất thường của thận nhé!

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline