BỆNH SA BÀNG QUANG LÀ GÌ – BỆNH XẢY RA DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO?

Khi bàng quang bị phình to ra, lấn dần xuống âm đạo người ta gọi là sa bàng quang hay còn gọi là bàng quang tăng sinh. Xảy ra hiện tượng trên là do các mô hỗ trợ giữa âm đạo và thành bàng quang không còn khả năng nâng đỡ, giãn dần ra.

Sa bàng quang là gì?

Sa bàng quang là tình trạng bàng quang phình to lên và lấn dần xuống âm đạo. Hiện tượng này xảy ra là do hệ thống mô liên kết thành trước của âm đạo với bàng quang bị suy yếu hoặc tổn thương.

Các trường hợp thường gặp là sa bàng quang sau sinh nở hoặc táo bón mạn tính, ho dữ dội, nâng vật nặng quá sức. Tình trạng này cũng có xu hướng xảy ra sau khi mãn kinh, khi nồng độ estrogen giảm sút.

Sa bàng quang xảy ra do những nguyên nhân nào?

Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc sinh con

Trong suốt giai đoạn mang thai, các cơ vùng chậu luôn ở trạng thái căng kéo dài do đó khả năng đàn hồi cũng như cố định bàng quang giảm sút. Tình trạng trên không chỉ xảy ra trong giai đoạn mang thai, sa bàng quang còn có thể xảy ra ngay cả khi đã sinh con.

Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh

Đó là do nồng độ nội tiết tố ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh bị suy giảm. Điều này khiến các cơ âm đạo bị mất dần chức năng đàn hồi và săn chắc. Và khi các cơ này bị giãn ra, không thể nâng đỡ bàng quang sẽ dẫn tới hiện tượng bàng quang sa vào âm đạo.

Tăng cân quá mức, béo phì

Trọng lượng cơ thể tăng vượt quá trọng lượng của một cơ thể bình thường sẽ tạo nên một áp lực lên các cơ ở vùng sàn chậu nói riêng và cơ thể nói chung. Từ đó dễ gây nên tình trạng tăng sinh bàng quang

Lao động nặng, bị stress, tâm lý căng thẳng quá mức

Qua một số nghiên cứu đã cho thấy ở những người thường xuyên khuân vác, làm việc nặng nhọc hoặc bị áp lực tâm lý quá lớn trong một thời gian dài, đặc biệt là phụ nữ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ nội tiết và sức khỏe. Đó là nguyên nhân gián tiếp gây ra sa bàng quang.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị sa bàng quang, chẳng hạn như:

– Lão hóa. Nguy cơ sa các tạng vùng chậu, trong đó có bàng quang cũng tăng lên theo tuổi tác. Đặc biệt ở phụ nữ khi mãn kinh, khả năng sản xuất hormone estrogen góp phần giữ cho cơ sàn chậu khỏe mạnh bị giảm xuống.

– Phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung, sự hỗ trợ của cơ sàn chậu có thể bị suy yếu.

– Di truyền. Một số người có các cơ liên kết yếu bẩm sinh, khiến cho tình trạng bàng quang bị sa xuống dễ xảy ra.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline