SUY THẬN – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Thận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Thận lọc máu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể… Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong người, rối loạn điện giải, rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp… thậm chí đe dọa sự sống của cơ thể. Chính vì tầm quan trọng của thận nên sức khỏe thận luôn là điều bạn cần phải lưu tâm. Bài viết này xin gửi đến mọi người những thông tin tổng quan về suy thận để mọi người người có thêm kiến thức chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.

Suy thận là gì ?

Suy thận là tình trạng suy giảm các chức năng của thận khiến cho việc lọc và cân bằng các chất điện giải, cặn bã và nước trong cơ thể không được đảm bảo. Khi quá trình lọc không được như ban đầu, nồng độ của các chất này tăng cao do bị tồn đọng lại trong cơ thể. Điều này gây ra hàng loạt các triệu chứng nguy hiểm như tiểu tiện bất thường, cơ thể bị phù nề nhiều vị trí, người mệt mỏi, đau nhức cạnh sườn, buồn nôn, chóng mặt,…

Nguyên nhân dẫn đến suy thận

*Nguyên nhân gây suy thận cấp:

Có 3 cơ chế chính:

– Thiếu lưu lượng máu chuyển đến thận.

– Bệnh lý ở thận.

– Tắc nghẽn nước tiểu không thể ra khỏi thận.

Một số nguyên nhân thường gặp gồm có:

– Gặp chấn thương dẫn đến mất máu.

– Cơ thể mất nước.

– Tổn thương ở thận do nhiễm trùng huyết.

– Phì đại tuyến tiền liệt.

– Thận bị tổn thương do sử dụng thuốc hoặc trúng độc.

– Biến chứng trong quá trình mang thai: sản giật, tiền sản giật, hội chứng HELLP.

*Nguyên nhân gây suy thận mạn:

– Bệnh tiểu đường, cao huyết áp.

– Viêm cầu thận.

– Viêm ống thận mô kẽ.

– Mắc bệnh thận đa nang.

– Tắc nghẽn đường tiết niệu lâu dài, nguyên nhân do phì đại tiền liệt tuyến, bệnh sỏi thận và bệnh ung thư gây nên.

– Trào ngược bàng quang niệu quản dẫn đến tình trạng nước tiểu chảy ngược vào thận.

Nhận biết triệu chứng của suy thận

Suy thận rất khó phát hiện các triệu chứng trong giai đoạn đầu. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe thận nếu bắt gặp các dấu hiệu dưới đây:

– Lượng nước tiểu giảm.

– Mắt cá chân và bàn chân sưng phù do phù nề.

– Đột ngột khó thở không rõ nguyên nhân.

– Thường xuyên mệt mỏi, đờ đẫn, dễ buồn ngủ.

– Đau cạnh sườn, đau lưng.

– Tăng huyết áp khó kiểm soát.

– Hơi thở có mùi hôi.

– Cảm giác buồn nôn kéo dài và xuất hiện thường xuyên.

– Đau thắt ngực.

– Co giật, bất tỉnh.

Mặt khác, bạn cũng có thể bắt gặp một vài triệu chứng và dấu hiệu suy thận khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiện bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các biện pháp chẩn đoán suy thận

*Xét nghiệm nước tiểu:

Các chuyên gia sẽ thu thập và phân tích mẫu nước tiểu của người bệnh để tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy thận không hoạt động tốt, ví dụ như sự hiện diện của protein, carbohydrate, hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn…

*Xét nghiệm máu:

– Định lượng creatinin máu: creatinin là sản phẩm cặn được đào thải bởi thận thông qua nước tiểu. Nồng độ hoạt chất này trong máu tăng lên có thể cảnh báo những nguyên nhân suy thận như viêm cầu thận, viêm bể thận, tắc nghẽn đường tiết niệu…

– Xét nghiệm ure máu: ure là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể, thường cũng được thận đào thải ra ngoài như creatinin. Tắc nghẽn đường tiểu là một trong các nguyên nhân chính khiến chỉ số ure trong máu cao bất thường.

*Xét nghiệm hình ảnh:

Những thủ thuật như siêu âm, chụp MRI hay chụp CT có thể cung cấp cho bác sĩ hình ảnh tổng quát của thận và hệ tiết niệu. Dựa vào đó, các chuyên gia có thể tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, chẳng hạn như tắc nghẽn, xảy ra tại đây.

*Sinh thiết thận:

– Tìm kiếm dấu hiệu thương tổn hoặc bệnh lý ở thận

– Theo dõi mức độ cải thiện của người bệnh trong quá trình điều trị

– Kiểm tra chức năng thận sau khi cấy ghép

Cách điều trị suy thận theo ý kiến bác sĩ

Tùy thuộc vào nguyên nhân, một số loại suy thận có thể được điều trị. Tuy nhiên, tổn thương thận có thể tiếp tục xấu đi ngay cả khi những nguyên nhân gây ra suy thận đã được kiểm soát tốt.

*Thẩm tách:

Mục đích của thẩm tách là thay thế chức năng lọc và đào thải độc tố cũng như dịch thừa từ máu của thận. Thủ thuật này gồm hai phương pháp là:

– Chạy thận nhân tạo: sử dụng máy móc để lọc máu thay thận.

– Thẩm phân phúc mạc: sử dụng phúc mạc trong khoang bụng để lọc máu.

*Cấy ghép thận:

– Nếu tình trạng suy thận tiến triển quá mức nghiêm trọng, ghép thận sẽ là giải pháp duy nhất bạn có thể lựa chọn trong trường hợp này. Nếu điều trị thành công, bạn sẽ có cơ quan bài tiết mới với đầy đủ chức năng cần thiết.

Nếu phát hiện một trong các dấu hiệu của bệnh suy thận nêu trên thì nên sớm tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Phòng khám đa khoa Thuận Kiều với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng máy móc trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn tiến hành các xét nghiệm để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, đưa ra phác đồ điều trị chính xác, giảm thiểu tối đa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu có bất cứ nghi ngờ nào về những triệu chứng của suy thận, vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline