VÌ SAO TĂNG HUYẾT ÁP GÂY NHỒI MÁU CƠ TIM?

Các nhà khoa học cho rằng huyết áp tăng cao làm tăng áp lực trên thành động mạch nuôi tim, lâu ngày tạo thành mảng xơ cứng khiến lớp vỏ thành động mạch bị xơ vữa. Khi có mảng xơ vữa, áp lực dòng máu lớn sẽ dễ gây bong, vỡ mảng xơ vữa. Các mảng này sẽ di chuyển trong lòng mạch, làm bít tắc lòng mạch. Hơn nữa, mảng xơ vữa bong ra cũng là một yếu tố dẫn đến hình thành cục máu đông – là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim.

Vì sao Tăng huyết áp gây nhồi máu cơ tim?

Huyết áp cao làm tăng áp lực lên trên thành động mạch cấp máu cho tim, lâu dần tạo thành mảng xơ cứng làm cho lớp mạch máu mềm mỏng, đàn hồi trở nên xơ cứng.

Khi đó, với tình trạng huyết áp cao, áp lực dòng máu lớn sẽ dễ gây bong tróc, vỡ mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa này di chuyển trong lòng mạch máu, làm bít tắc lòng mạch máu.

Ngoài ra, mảng xơ vữa lưu thông trong dòng máu cũng dễ tạo nên cục máu đông, khi đến các mạch máu nhỏ hơn, cục máu đông sẽ gây bít tắc lòng mạch máu. Cuối cùng dẫn đến hậu quả là nhồi máu cơ tim.

Biểu hiện của tăng huyết áp gây biến chứng nhồi máu cơ tim

Có thể nói nhồi máu cơ tim cấp là một trong những biến chứng của tăng huyết áp, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Bệnh tiến triển thầm lặng kéo dài, ít thấy các triệu chứng lâm sàng, nhưng đau ngực là dấu hiệu nổi bật của nhồi máu cơ tim cấp. Người bệnh thường thấy đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc ngực trái, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út, đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải hoặc vùng bụng trên, cơn đau kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng Nitroglycerin.

Các dấu hiệu khác đi kèm có thể gặp như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn, rối loạn tiêu hóa…, tăng sinh xơ hóa cơ tim, phì đại tế bào cơ tim dần dần xuất hiện các tổn thương của tim như phì đại thất trái kèm giãn hay không giãn buồng thất, suy tim, bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp, nhồi máu cơ tim.

Việc theo dõi, kiểm soát tốt huyết áp là điều rất quan trọng trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và cả những trường hợp ghi nhận tăng huyết áp sau nhồi máu cơ tim. Điều này giúp giảm tỉ lệ xảy ra các biến chứng, cải thiện tiên lượng bệnh và tăng hiệu quả điều trị nhồi máu cơ tim.

Để ngăn ngừa và phát hiện sớm biến chứng của tăng huyết áp, người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ. Đối với người ≥ 50 tuổi nên đo tầm soát huyết áp mỗi 6 tháng – 1 năm/lần.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline